Tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng ‘hóa chất - xơ sợi - dệt may’

3 nhiều giờ trước kia 2
ARTICLE AD BOX

Tham dự Hội nghị, có đại diện Ban lãnh đạo Petrovietnam, VINATEX, VNPOLY, PVCHEM và các đơn vị trực thuộc. Việc ký kết Hợp đồng nguyên tắc tiêu thụ giữa các đơn vị là bước đi chiến lược nhằm tạo sự bền vững trong chuỗi cung ứng “hóa chất - xơ sợi - dệt may”.

Theo ông Trần Huy Thư - Tổng Giám đốc VNPOLY, trên cơ sở năng lực và kinh nghiệm hiện có của mỗi bên, các bên thống nhất ký kết Hợp đồng nguyên tắc về việc tiêu thụ sản phẩm xơ PSF do VNPOLY sản xuất. VNPOLY phối hợp với VINATEX lựa chọn 1-2 nhà máy khâu sau chạy thử nghiệm kéo sợi, dệt, nhuộm sản phẩm của VNPOLY để đánh giá chất lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng trước khi cung cấp cho các khách hàng tiêu thụ xơ PSF; Cam kết chính sách ưu đãi hỗ trợ khách hàng chạy thử nghiệm phù hợp với giá thị trường.

 Petrovietnam.

Toàn cảnh lễ ký kết. Ảnh: Petrovietnam.

Phát biểu tại lễ ký, Chủ tịch Hội đồng thành viên (HĐTV) Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đánh giá cao tinh thần hợp tác, nỗ lực giữa các đơn vị hai tập đoàn, góp phần nâng cao chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam.

Các số liệu nghiên cứu cho thấy, nhu cầu xơ PSF của nước ta khoảng 492.000 tấn/năm, phần lớn phải nhập khẩu. Trong khi đó, sản phẩm dệt may xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ chiếm tới 20% tổng sản lượng xuất khẩu của cả nước.

Vì vậy, việc nội địa hóa nguyên liệu cho ngành dệt may Việt Nam là việc cấp bách, đặc biệt khi Hoa Kỳ đang áp chính sách thuế quan đối với các sản phẩm dệt may nhập khẩu. Sự hợp tác giữa VNPOLY và các đơn vị trực thuộc của VINATEX để cùng nâng cao khả năng cạnh tranh của các bên trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

 Petrovietnam.

Chủ tịch HĐTV Petrovietnam Lê Mạnh Hùng: Sự hợp tác giữa VNPOLY và các đơn vị trực thuộc của VINATEX để cùng nâng cao khả năng cạnh tranh của các bên trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Ảnh: Petrovietnam.

Ông Lê Mạnh Hùng nhấn mạnh, đây là dấu mốc quan trọng, khẳng định quyết tâm đưa Nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ vận hành trở lại theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ, đồng thời là minh chứng cho sự gắn kết, đồng hành giữa hai Tập đoàn kinh tế lớn của đất nước - Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam và Tập đoàn Dệt may Việt Nam.

Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VINATEX Lê Tiến Trường khẳng định, 12 doanh nghiệp của VINATEX đến với lễ ký kết vì lợi ích thực tế, hợp tác thực chất và lâu dài.

Ông Trường cho biết, nhu cầu xơ PSF trong thực tế tại Việt Nam đã tăng cao hơn nhiều so với trước, xu thế tăng cường sử dụng sợi pha PSF cũng tăng cao. Các doanh nghiệp VINATEX rất cần nguồn cung ứng xơ PSF của VNPOLY, nhằm đảm bảo các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa vào các thị trường lớn như Hoa Kỳ, châu Âu.

 Petrovietnam.

Chủ tịch HĐQT VINATEX Lê Tiến Trường nhấn mạnh sự hợp tác thực chất, lâu dài giữa các bên. Ảnh: Petrovietnam.

Cũng tại lễ ký, PVCHEM đã ký kết thỏa thuận hợp tác với VNPOLY. Theo đó, hai đơn vị sẽ hợp tác toàn diện và lâu dài trên cơ sở phát huy các thế mạnh của mỗi bên là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực hóa phẩm, hóa dầu, sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa tái chế (PET chip), sản phẩm xơ sợi; phối hợp để hợp tác, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bên có nhu cầu.

 Petrovietnam.

Ký kết hợp đồng nguyên tắc giữa VNPOLY với các đơn vị Dệt may Hòa Thọ, VINATEX Phú Cường, Dệt may Việt Thắng, Dệt may Phong Phú. Ảnh: Petrovietnam.

PVChem và VNPOLY nhất trí tăng cường hợp tác trong toàn bộ chuỗi hoạt động sản xuất kinh doanh của hai đơn vị, trao đổi, chia sẻ thông tin để triển khai thực hiện các cơ hội hợp tác, cung cấp sản phẩm, dịch vụ giữa các bên.

Đọc toàn bộ bài viết