Khánh Hòa hiện thực hóa mục tiêu thành phố trực thuộc Trung ương

20 nhiều giờ trước kia 7
ARTICLE AD BOX
 Phương Chi.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự hội thảo “Khánh Hòa: Hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương - Đột phá trong kỷ nguyên mới”. Ảnh: Phương Chi.

Thúc đẩy phát triển 4 trụ cột kinh tế

Ngày 25/7, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hội thảo “Khánh Hòa: Hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương - Đột phá trong kỷ nguyên mới”. Hội thảo có sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, mục tiêu đưa Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 7 của cả nước vào năm 2030 đang từng bước thành hiện thực. Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính, không gian phát triển của tỉnh được mở rộng, tiềm năng và lợi thế được cộng hưởng và bổ trợ, hình thành vùng động lực kinh tế mới cực kỳ quan trọng với cấu trúc phát triển đa ngành, liên kết chặt chẽ và toàn diện.

“Để hiện thực hóa khát vọng phát triển nhanh và bền vững, Khánh Hòa nhận diện rõ ba điểm nghẽn lớn cần tập trung tháo gỡ: Hoàn thiện đồng bộ hạ tầng chiến lược; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và kiên quyết xử lý dứt điểm các công trình, dự án tồn đọng kéo dài”, ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh.

 Phương Chi.

Ông Trần Quốc Nam, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Chi.

Theo đó, hội thảo sẽ tập trung vào hai phiên tham luận: Phiên thứ nhất “Khơi thông cơ chế, chính sách để Khánh Hòa hiện thực hóa tầm nhìn thành phố trực thuộc Trung ương”; phiên thứ hai: “Nguồn lực và cơ hội để Khánh Hòa đột phá tăng trưởng” cùng các phần thảo luận sôi nổi tại hai phiên nêu bật những tiềm năng, lợi thế vượt trội, đề xuất và giải pháp để hiện thực hóa khát vọng và lộ trình phát triển vượt bậc của Khánh Hòa trong kỷ nguyên mới.

Tại hội thảo, ông Trần Hòa Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết, trong giai đoạn 2021 - 2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức cao, từ 8% trở lên; quy mô nền kinh tế sau sắp xếp đạt trên 175.000 tỷ đồng.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, kết hợp đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển đa dạng và bền vững. Hạ tầng giao thông hiện đại được đầu tư đồng bộ, gồm đường cao tốc, ven biển, liên vùng, cảng biển nước sâu, góp phần kết nối hiệu quả với các địa phương trong và ngoài nước. Các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục có nhiều tiến bộ; tỷ lệ đô thị hóa đạt 62,15%; đời sống người dân nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,74%.

Ông Trần Hòa Nam nhấn mạnh, Khánh Hòa xác định bốn trụ cột kinh tế chính để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, gồm: Công nghiệp, năng lượng, du lịch dịch vụ và xây dựng đô thị. Trong đó, tỉnh sẽ tập trung đầu tư vào công nghiệp công nghệ cao, năng lượng tái tạo và phát triển du lịch chất lượng cao, logistics, kinh tế số với mục tiêu tăng trưởng du lịch hằng năm đạt 15%. Cải cách hành chính mạnh mẽ và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh cũng là nhiệm vụ trọng tâm để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh.

Đổi mới để bứt phá

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, để hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, việc nâng cao năng lực quản trị Nhà nước theo hướng hiện đại trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Khánh Hòa. Trong đó, Khánh Hoà cần hoàn thiện thể chế, đặt nền tảng pháp lý cho việc tổ chức lại bộ máy tự quản linh hoạt, gọn nhẹ, tinh gọn; xây dựng chính quyền số - nền tảng của quản trị hiện đại.

 Phương Chi.

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh, Phó Giám đốc Học viện Chính trị khu vực II (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, việc nâng cao năng lực quản trị Nhà nước theo hướng hiện đại trở thành yêu cầu cấp thiết đối với Khánh Hòa. Ảnh: Phương Chi.

PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh nhấn mạnh, chính quyền số là trụ cột của quản trị nhà nước hiện đại; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, nguồn nhân lực chính là “xương sống” của quản trị hiện đại.

“Cần phân quyền và tự chủ mạnh mẽ hơn cho Khánh Hòa như trao quyền quản lý tài chính - đầu tư - nhân sự tương ứng với đô thị loại đặc biệt; tăng tính chủ động trong hợp tác quốc tế, đặc biệt là khai thác thế mạnh biển đảo. Đồng thời,Trung ương sớm ban hành cơ chế đặc thù cho Khánh Hòa, đặc biệt trong giai đoạn chuyển tiếp...”, PGS.TS Nguyễn Tấn Vinh kiến nghị.

Trong khi đó, bà Trần Thu Hằng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc, Bộ Xây dựng cho biết, tỉnh Khánh Hòa sau khi sáp nhập tạo nên một thực thể hành chính, kinh tế và không gian phát triển mở rộng, được kỳ vọng trở thành cực tăng trưởng của cả khu vực duyên hải miền Trung. Trong đó công tác quy hoạch giữ vai trò hạt nhân.

 Phương Chi.

Khánh Hòa xác định bốn trụ cột kinh tế chính để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới, gồm: Công nghiệp, năng lượng, du lịch dịch vụ và xây dựng đô thị. Ảnh: Phương Chi.

Để tỉnh Khánh Hòa mới hướng tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, bà Trần Thu Hằng đề nghị tỉnh cần tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch linh hoạt, phù hợp với thực tiễn phát triển nhanh chóng của địa phương. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại và bền vững, ưu tiên các công trình liên vùng, công trình động lực.

“Khánh hòa cần tiếp tục tục kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP vào các lĩnh vực hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, nhà ở xã hội và tái thiết đô thị; bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Đồng thời, phát triển các cơ chế thử nghiệm (sandbox) cho đô thị biển, đô thị sinh thái, đặc biệt tại các khu vực như Cam Lâm, Cam Ranh, Thuận Nam – tạo tiền đề nhân rộng mô hình ra toàn vùng”, bà Trần Thu Hằng cho hay.

Đọc toàn bộ bài viết